Ưu điểm của phần mềm quản lý doanh nghiệp dùng web application

Mỗi công ty doanh nghiệp đều có quy trình khác nhau cho dù cùng ngành nghề, cùng kinh doanh sản xuất một mặt hàng giống nhau. Để đáp ứng nhu cầu riêng của mình thì các doanh nghiệp sẽ đặt hàng phần mềm theo mô hình kinh doanh sẵn có. Đó là phần mềm đáp ứng yêu cầu, hay còn gọi là phần mềm “may đo” (khác với “may sẵn” bán đại trà).

Phần mềm thông thường sẽ liên thông giữa các phòng ban, giữa kho hàng – cửa hàng, giữa nhập liệu – thống kê,… Dữ liệu luôn cần được truy cập trên nhiều máy tính, nhiều địa điểm nên Web application có nhiều ưu điểm hơn các dạng phần mềm khác.

Web application bản chất là website, khác biệt ở chỗ là được lập trình theo yêu cầu để đáp ứng yêu cầu, khác với website tin tức thông thường.

Việc chuyển đổi từ phần mềm truyền thống sang website còn được gọi là “đám mây hóa”, khi dữ liệu được đưa lên mây (cloud/server).

Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến:

  • Phần mềm quản lý đơn hàng: bộ phận sale tiếp nhận đơn hàng gửi về kho. Kho sẽ xuất hàng cho kỹ thuật đi lắp đặt, sau đó kế toán xuất hóa đơn và thu tiền. Mỗi công đoạn sẽ ghi nhận hành động và kết quả của từng phòng ban. Giúp giám đốc kiểm tra các đơn hàng từ xa mà không cần có mặt tại công ty.
  • Phần mềm quản lý kho hàng: lưu thông tin, hình ảnh hàng hóa. Báo cáo thống kê hàng bán chạy, hàng sắp hết, hàng hết hạn,… nhanh chóng. Kết quả được thông báo qua email, notification theo điều kiện đặt ra.
  • Phần mềm quản lý tài sản: sử dụng thẻ UHF và đầu đọc Teki C72 để kiểm tra tài sản còn hay mất dễ dàng. Một máy kiểm đếm dễ dàng kiểm đếm rất nhiều tài sản nhanh chóng.
  • Phần mềm chấm công: dành cho doanh nghiệp có nhiều chi nhánh và điều động nhân viên di chuyển liên tục

I. Các ưu điểm của Web application so với Desktop application như sau:

1. Web application truy cập được ở nhiều nơi

Chỉ cần có kết nối internet là quý khách có thể truy cập được vào phần mềm trên bất kỳ thiết bị nào như PC, mobile, tablet,… Đối với cấp quản lý có thể xem nhanh các báo cáo, dữ liệu mà nhân viên nhập vào ngay trên trình duyệt điện thoại.

Khi máy tính phải cài lại hệ điều hành thì không lo ngại việc cài đặt phức tạp, chỉ cần dùng trình duyệt web là dùng được ngay.

2. Giao diện đẹp, bắt mắt

Hiện nay giao diện web được thiết kế hiện đại, thu hút và phù hợp với giao diện PC lẫn Mobile. Có rất nhiều theme và nhiều layout cho những mục đích khác nhau.

3. Web application dễ tích hợp các sản phẩm của bên thứ 3

Web application có thể dễ dàng tích hợp các sản phẩm khác như Ví MoMo, ZaloPay,… để người dùng thanh toán dịch vụ tự động. Khi ví điện tử trả về kết quả đã nhận được tiền thì dịch vụ sẽ cung cấp cho người dùng cuối hoàn toàn tự động. Giúp doanh nghiệp giảm bớt nhân sự cho việc kiểm tra giao dịch.

Các dịch vụ khác như nhắn tin sms, thanh toán liên ngân hàng,… cũng dễ dàng tích hợp thông qua API để đáp ứng công việc của người dùng.

Tới đây sẽ có khách hàng hỏi rằng không cần dùng web vẫn có thể gọi qua API được. Điều đó cũng đúng nhưng khi bên thứ 3 gọi về server để kiểm tra dữ liệu (callback) thì cần có server. Dữ liệu phải kiểm tra ở cả 2 phía (double check) là cực kỳ quan trọng đối với các ứng dụng có tích hợp chức năng thanh toán.

4. Dễ dàng kết nối từ Mobile app Android & iOS

App mobile có thể kết nối qua API để truyền/nhận dữ liệu dễ dàng. App mobile giúp ứng dụng có thể giao tiếp với các phần cứng như NFC, vân tay,… Ngoài ra App mobile có thể nhận tin nhắn (notification) ngay lập tức.

5. Dễ dàng cập nhật, sửa chữa và thay đổi ngay lập tức

Với các phần mềm truyền thống phải cập nhật phiên bản mới cho từng máy, còn Web application chỉ cần update server là thay đổi ngay lập tức. Việc sửa chữa những lỗi nhỏ sẽ nhanh hơn nhiều so với các phần mềm truyền thống gom nhiều lỗi nhỏ vào 1 bản cập nhật.

Việc quản trị từ xa giúp xử lý các sự cố nhanh hơn so với việc đi đến tận nơi triển khai. Thông qua internet các quản trị viên dễ dàng tìm ra các lỗi về phần mềm mà không cần đi đến nơi lắp đặt máy chủ.

6. Dễ dàng tích hợp công nghệ mới

Các công nghệ mới, chức năng mới dễ dàng tích hợp vào web server. Một số nhu cầu mở rộng phổ biến, hay gặp là:

  • Tích hợp chức năng tìm kiếm hàng hóa bằng hình ảnh cho phần mềm quản lý kho hàng. Dùng để tìm kiếm hàng hóa bị mất tem nhãn trong rất nhiều hàng hóa.
  • Tích hợp công cụ tóm tắt và trích xuất văn bản dành cho CSDL thư viện
  • Tìm kiếm từ khóa có trong tài liệu dạng word, excel, pdf
  • Tích hợp Chat GPT để trả lời khách hàng tự động với dữ liệu của công ty. Lưu ý phải trả tiền API cho OpenAI, bảng giá tại đây: https://openai.com/pricing



II. Các chức năng tương tự như Desktop application

1. Web application tương thích tốt phần cứng thông thường

Web application vẫn truy cập được vào các thiết bị phần cứng thông thường như webcam, micro,… trừ các thiết bị có driver đặc biệt. Còn riêng các phần mềm quản lý dữ liệu thì hầu như không gặp vấn đề gì.

2. Dễ dàng backup/restore cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu dễ dàng được backup online qua các server hoặc các thiết bị lưu trữ NAS.

Đối với thiết bị cần đọc bằng máy tính thì phần mềm trên máy vẫn có thể gửi dữ liệu đến server qua API.

Các câu hỏi thường gặp về Web application

  1. Web application ai cũng truy cập được thì có bảo đảm an toàn dữ liệu?
  2. Trả lời: hiện nay Web application kết hợp nhiều phương thức bảo mật như mã hóa đầu cuối, xác nhận đăng nhập 2 lớp bằng mã OTP đối với tài khoản quan trọng, dữ liệu luôn được backup, kiểm tra liên tục nên rất an toàn. Nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và chuyển đổi hẳn lên web vì an tâm về sự an toàn của các phương thức bảo mật. Hơn nữa các phương thức bảo mật càng ngày càng được nâng cấp, cải tiến nên Web application ngày càng phổ biến.

  3. Chi phí mua hoặc thuê server có cao không?
  4. Tùy theo yêu cầu của quý khách mà có thể thuê hoặc mua server. Nếu server thiên về lưu trữ dữ liệu là chính (thêm/xóa/sửa/truy vấn dữ liệu) thì giá dao động từ 20-70 triệu đồng tùy theo dung lượng, cấu hình (máy mới 100%). Nếu thuê server thì giá dao động từ 5-20$/tháng (120.000đ -> 480.000đ/tháng) tùy theo lưu lượng truy cập, đa số rơi vào khoảng 5$/tháng cho doanh nghiệp nhỏ.

  5. Mã nguồn website (html, js) ai cũng có thể xem được thì có an toàn không?
  6. Tất cả website đều xem được mã nguồn, quan trọng là phương thức bảo mật trong quá trình truyền – nhận dữ liệu có đủ an toàn không. Mã nguồn website xem được chủ yếu để hiển thị dữ liệu, bố cục trang web, phía backend luôn kiểm tra quyền truy cập của user trước khi trả về kết quả cho người dùng.

  7. Chi phí có cao hơn phần mềm trong nội bộ mạng LAN không?
  8. Hiện tại chi phí của 2 loại phần mềm là tương đương nhau. Hiện nay website đã rất phát triển, có đủ các công cụ hỗ trợ nên việc lập trình đã dễ dàng hơn xưa. Từ đó chi phí cho Web application đã giảm xuống tương đương phần mềm nội bộ mạng LAN.

  9. Web application có thể chạy nội bộ không cho bên ngoài truy cập được không?
  10. Hoàn toàn được, quý khách đặt server tại cty và chỉ cần không mở port truy cập ra bên ngoài thì chỉ nội bộ mạng LAN mới truy cập được.

Tổng kết

Do có nhiều ưu điểm hơn các phần mềm truyền thống nên Web application ngày càng phổ biến, được nhiều doanh nghiệp ưu chuộng. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý khách trong bài toán chuyển đổi công nghệ lên cloud, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của quý khách.

Categories: