Những hiểu lầm phổ biến về phần mềm mã nguồn mở

Phần mềm mã nguồn mở nghe có vẻ xa lạ đối với người không chuyên công nghiệp, nhưng thật ra có thể bạn đang sử dụng hoặc có liên quan đến đời sống của bạn. Ví dụ điện thoại Android sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Android, bạn đang đọc bài này lưu trữ trong server Linux,… Mặc dù phổ biến tuy nhiên cũng có 1 số hiểu lầm thường gặp, bài viết này sẽ giải thích chi tiết

Phần mềm mã nguồn mở chỉ có chuyên gia sử dụng

Nếu bạn sử dụng điện thoại Android như Samsung, Xiaomi, Oppo thì bạn đang sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở. Android cung cấp source code để bạn có thể tùy chỉnh lại hệ điều hành theo ý thích của bạn.

Bạn đọc báo online thì khả năng rất cao là server đang sử dụng hệ điều hành Linux để lưu trữ dữ liệu. Linux có ưu điểm miễn phí, nhanh, nhẹ, an toàn – bảo mật,… nên được sử dụng khá rộng rãi.

Bạn đang đọc bài này tại website https://viscomsolution.com/ của công ty TNHH Giải pháp Thị giác máy tính. Đây là website xây dựng từ WordPress – source code website mã nguồn mở miễn phí.

Phần mềm mã nguồn mở là miễn phí

Điều này hầu hết là đúng, tuy nhiên tùy theo giấy phép mà có thể phải trả phí nếu sử dụng cho mục đích kinh doanh/thương mại. Hầu hết sẽ miễn phí trong các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng cho cá nhân
  • Sử dụng phi lợi nhuận, từ thiện,…
  • Sử dụng cho giáo dục

Cho nên tùy theo giấy phép, ghi chú trong mã nguồn sẽ có giá khác nhau. Bạn nên đọc kỹ nếu sử dụng mã nguồn mở vào dự án của công ty.

Mã nguồn mở chỉ có trong lĩnh vực phần mềm

Thật ra mã nguồn mở có ở khá nhiều lĩnh vực, miễn là chia sẻ phương pháp làm ra sản phẩm thì đều được gọi là “mã nguồn mở”. VD hình bên dưới là board mạch Raspberry Pi 4 với tài liệu hướng dẫn được public cho cộng đồng.

Nhờ đó mà trên thị trường có các board mạch Banana Pi, Orange Pi,…có chức năng tương tự. Ngoài ra lĩnh vực sinh học, y tế cũng chia sẻ khá nhiều kiến thức miễn phí.

banana pi

Mã nguồn mở thì kém bảo mật

Nhiều người cho rằng mã nguồn để lộ ra thì sẽ dễ bị hack, giống như để lộ sơ đồ tòa nhà thì dễ bị trộm. Điều đó không chính xác, nếu cửa đóng then cài chắc chắn, bảo vệ đầy đủ thì nhà vẫn an toàn. Phương pháp bảo mật phải được công bố và được đảm bảo sự an toàn bằng công thức toán học nên rất khó bị hack. Đa số bị hack là do sơ suất của con người.

Thậm chí hệ điều hành mã nguồn mở Linux còn được đánh giá là an toàn hơn mã nguồn đóng nhờ vào sự đóng góp của cộng đồng. Cộng đồng sẽ tìm ra lỗi hoặc hỗ trợ sửa lỗi để phần mềm ngày càng chính xác hơn. Đó cũng là 1 trong những lý do mà hầu hết server sử dụng Linux bên cạnh yếu tố miễn phí

Hy vọng rằng những điều chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.

Categories: